Google Doodle ngày 28.10 kỷ niệm sinh nhật lần thứ 161 của Kano Jigoro, “cha đẻ” môn võ thuật Judo của Nhật Bản.
Kano Jigoro (Kanō Jigorō), sinh ngày 10.12.1860 tại Mikage, Nhật Bản, mất ngày 4.5.1938. Ông sinh trưởng trong một gia đình có 5 người con gồm 3 anh em trai và 2 chị em gái.
Ông là con trai thứ ba của Jirosaku Mareshiba Kano, một nhà sản xuất rượu sake. Ông kết hôn với Sumako Takezoe, con gái của Seisi Takezoe là Đại sứ Nhật Bản tại Hàn Quốc. Kano Jigoro có 9 người con: 6 gái và 3 trai.
Năm 9 tuổi, Kano Jigoro mồ côi mẹ. Trong giai đoạn mới của nhà nước Nhật Bản, cha ông trở thành một quan chức của chính phủ Minh Trị, do đó cả gia đình đã chuyển đến Tokyo vào năm 1817 khi ông mới 11 tuổi
Năm 15 tuổi, Kano vào học tại một trường ngoại ngữ, và năm 1877, ông vào Đại học Toyo Teikoku (Imperial), hiện là Đại học Tokyo.
Là sinh viên xuất sắc trong trường đại học, Kano rất quan tâm đến văn hóa phương Tây. Ngoài thành tích học tập vượt trội, khả năng ngôn ngữ của Kano cũng rất đặc biệt. Nhiều ghi chú ban đầu của Kano được viết trong quá trình học võ là bằng tiếng Anh thay vì tiếng Nhật.
Không được tạo hoá ban tặng cho một cơ bắp ấn tượng, để cải thiện sức khoẻ, Kano bắt đầu thử sức với các môn điền kinh, quần vợt, bóng chày nhưng không tìm thấy thứ mình đang tìm kiếm.
Khi bắt đầu xin đi học võ, Kano gặp rất nhiều khó khăn do đi đến đâu cũng đều bị các võ sư từ chối do cho rằng Kano quá yếu ớt, không có khả năng học võ. Mãi đến năm 17 tuổi, nhờ một người bạn giới thiệu, Kano mới được nhận vào lớp của thầy Katagiri Ryuji và chỉ được theo học có mấy bài biểu diễn.
Kano không dễ dàng chấp nhận điều đó nên đã đến võ đường của Fukuda Hachinotsuke, một võ sư nổi tiếng cả về tài năng lẫn đạo đức trong môn Jujitsu thuộc chi phái Tenjin-shinio-ryu. Fukuda nhấn mạnh đến các bài quyền (kata) và song song đó, chương trình huấn luyện của ông còn bao gồm đấu vật tự do. Sau này kỹ thuật của Kano Jigoro nhấn mạnh đến randori (vật tự do) trong chương trình giảng dạy do chịu ảnh hưởng của Fukuda.
Nhờ chăm chỉ luyện tập, chẳng bao lâu, Kano trở thành một võ sĩ tài năng. Năm 1879, tức chỉ một năm sau ngày Kano nhập môn tại võ đường của thầy Fukuda, thầy đột nhiên trở bệnh và mất.
Ở tuổi 19, Kano chuyển sang học võ với thầy Iso Masatomo (62 tuổi) cũng thuộc trường phái Tenjin-shinio-ryu tại võ đường ở khu Kanda của Tokyo, đây là một võ đường nổi tiếng với những bài quyền do Iso sáng tạo từ những bài cổ xưa.
Kano đã cống hiến đời mình cho sự cải tiến Jujutsu dựa trên các nguyên tắc khoa học, kết hợp với việc tập luyện chiến đấu với giáo dục tinh thần và thể chất.
Khi 22 tuổi, Kano Jigoro chọn ra 9 môn đồ trong số các học trò của mình ở võ đường phái Kito-ryu và vào tháng 2.1882 ông lập môn võ Judo của riêng mình tại ngôi đền Eishoji. Theo định nghĩa của Kano, “Ju” là nhu hòa, mềm mại, “do” là đường lối, phương thức, Judo là đường lối rèn luyện thể chất và tinh thần con người thông qua nguyên lý mềm dẻo, lấy nhu thắng cương, lấy yếu chống mạnh và lấy ít địch nhiều.
Khi Kono vận dụng những ý tưởng của riêng mình vào môn võ truyền thống này đã hình thành nên bộ môn Judo nổi tiếng ngày nay.
Ông mất năm 1938 vì bệnh viêm phổi. Khi đó ông đã 77 tuổi và môn Judo đã có hơn 100.000 đai đen.
Ngày 28.10, Google Doodle kỷ niệm sinh nhật lần thứ 161 của Kano Jigoro. Doodle do nghệ sĩ Cynthia Cheng ở Los Angeles, California (Mỹ) sáng tạo để kỷ niệm sinh nhật “Cha đẻ Judo” của Nhật Bản.
Hi vọng qua nội dung bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho những bạn đang có dự định đi lao động tại Nhật Bản. Để được tư vấn kỹ hơn về các thông tin liên quan tới chương trình lao động tại Nhật Bản hãy liên hệ với Nhân lực Thành Sen theo thông tin:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC THÀNH SEN
Địa chỉ: 132 Đường 26 tháng 3, Thành phố Hà Tĩnh
Hotline: 02393.966.999